Nước vào tai có sao không? Cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả nhất

09/01/2022

Bơi lội là cách thức tuyệt vời để rèn luyện thể chất và giải nhiệt, đặc biệt là vào mùa hè. Nhưng nếu bạn cảm thấy ù tai, sột soạt, cảm giác nhột nhột hoặc áp lực trong tai sau khi ra khỏi bể bơi, rất có thể bạn đã bị nước đi vào trong tai, không thoát ra ngoài. Vậy trong trường hợp này nước vào tai có sao không? Làm thế nào để loại bỏ nước ra khỏi tai nhanh, an toàn nhất? Nếu không muốn bị viêm tai hoặc thủng màng nhĩ khi lấy nước ra khỏi tai, bạn nên xem ngay những kiến thức Minchico chia sẻ dưới đây.

nước vào tai có sao không

Khi bơi nước có vào tai không?

Màng nhĩ trong tai sẽ bịt kín đáy của phần ống tai xương. Nếu như màng nhĩ còn nguyên vẹn, không bị thủng thì khi tắm hoặc khi bơi, nước vào tai sẽ tự chảy hết ra ngoài.

Mặt khác, ống tai được phủ bởi một chất tiết sinh lý. Nó giống như chất sáp, không thấm nước, gọi là ráy tai. Ráy tai sẽ ngăn nước vào bên trong, bảo vệ da ống tai. Do đó khi tắm, bơi hoặc vô tình để nước chảy vào tai thì nước cũng sẽ tự chảy ra ngoài.

Do đó, theo như cấu tạo của ống tai bình thường, khi bơi nước sẽ không chảy vào tai. Bác sĩ Hoàng Tùng cũng chia sẻ: thông thường nước vào tai khi bơi có thể tự chảy ra ngoài. Nhưng có nhiều trường hợp nước bẩn lại đi vào sâu bên trong và kẹt lại trong đó. Hoặc bên trong có ráy tai, nước cũng có thể bị giữ lại. Một số người bẩm sinh có ống tai hẹp, khi đó, nước cũng dễ bị đi vào sâu bên trong.

Khi bơi nước có vào tai không?

Vậy nước vào tai có sao không?

Trong trường hợp nước vào trong tai mà không có biện pháp xử lý, vệ sinh, làm khô, môi trường bên trong tai sẽ bị ẩm ướt. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, xâm nhập vào ống tai. Hệ quả dẫn đến ù tai, bệnh viêm ống tai ngoài, nhiễm trùng, chảy dịch, kèm đau tai, khó chịu.

Nếu như màng nhĩ bị thủng do viêm tai giữa từ trước, khi bơi nước vào tai, tình trạng viêm sẽ bị tái phát. Một số biểu hiện thường thấy như chảy mủ tai vàng xanh, giảm khả năng nghe.

Ở cấp độ nước vào tai trầm trọng hơn, nó sẽ gây ra các cơn đau dữ dội, lan ra mặt, cổ hoặc một bên đầu. Viêm nhiễm làm tắc nghẽn hoàn toàn ống tai của bạn. Gây ra tình trạng sưng tai ngoài, sưng hạch bạch huyết ở cổ, dẫn đến sốt cao.

Vậy nước vào tai có sao không?

Nước vào tai có sao không? Các biến trứng có thể xảy ra nếu nước vào tai không chữa trị kịp thời:

  • Mất thị lực tạm thời
  • Nhiễm trùng tai ngoài mãn tính có thể kéo dài hơn 3 tháng.
  • Nhiễm trùng mô sâu (viêm mô tế bào), tác động vào các mô liên kết của da
  • Tổn thương xương và sụn, dẫn đến viêm tủy xương nền sọ sớm. Đây là một biến chứng hiếm gặp xảy ra do nhiễm trùng lan rộng đến sụn tai ngoài và xương của phần dưới hộp sọ.
  • Nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn như dây thần kinh hoặc não.

Cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả nhất

Ù tai, nhột nhột khó chịu là cảm giác dễ nhận biết nhất khi nước vào tai trong lúc bơi, tiếp xúc với nước. Vậy đi bơi nước vào tai phải làm sao? Dưới đây là 10 mẹo bạn có thể áp dụng tức thì:

Xoay nhẹ ráy tai của bạn

Phương pháp này làm cho nước ra khỏi tai ngay lập tức

Thực hiện bằng cách: Nhẹ nhàng kéo hoặc giật ráy tai. Đồng thời nghiêng nhẹ đầu, đưa tai bị nước vào hướng xuống dưới. Có thể kết hợp lắc đầu từ bên này sang bên kia để đẩy hoàn toàn nước ra khỏi tai.

Cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả nhất

Nằm nghiêng trong vài phút

Nằm nghiêng người trong vài phút, trọng lực sẽ giúp nước thoát ra khỏi tai bạn.

Thực hiện bằng cách: nằm nghiêng người, hướng tai có nước xuống bên dưới. Gối đầu lên một chiếc khăn để thấm nước chảy ra.

Sử dụng máy sấy tóc

Máy sấy tóc giúp làm bay hơi nước bên trong ống tai.

Thực hiện bằng cách: bật máy sấy tóc ở mức thấp nhất. Giữ cho đầu thổi của máy sấy cách tai 1 bàn chân và di chuyển máy qua lại như khi đang sấy tóc. Kéo vành tai để hơi ẩm thổi vào làm nước bên trong tai bốc hơi.

Cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả nhất

Sử dụng rượu và giấm

Rượu có tác dụng làm bay hơi nước trong tai của bạn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng bên trong tai. Nếu nước bị kẹt do ráy tai bên trong tích tụ, giấm cũng có tác dụng loại bỏ nó.

Thực hiện bằng cách: Hòa rượu và giấm theo tỉ lệ bằng nhau. Sử dụng ống tiêm nhỏ giọt vô trùng để nhỏ 3 – 4 giọt rượu giấm vào tai của bạn. Nhẹ nhàng xoa xoa bên ngoài rai. Sau 30 giây, nghiêng đầu để dung dịch nước rượu giấm chảy ra ngoài.

Trong trường hợp: viêm tai giữa, một màng nhĩ bị thủng hoặc ống màng nhĩ có vấn đề, tuyệt đối không sử dụng phương pháp này.

Cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả nhất

Sử dụng dầu oliu

Dùng dầu oliu cũng là một cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện. Dầu oliu có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng trong tai và đẩy nước ra ngoài.

Thực hiện bằng cách: Đổ một ít dầu oliu ra bát và làm ấm. Sử dụng ống tiêm để nhỏ 2 – 3 giọt dầu oliu nhỏ vào trong tai. Nằm nghiêng người sang bên kia khoảng 10 phút, giữ cho dầu oliu nằm trong tai bị nước vào. Sau đó ngồi dậy, nghiêng tai bị nước vào xuống để nước và dầu chảy ra ngoài.

Thực hiện hành động ngáp hoặc nhai kẹo cao su

Nếu nước bị mắc kẹt ở tai giữa  – ống eustachian, bạn có thể ngáp hoặc nhai thử. Đôi khi cử động của miệng có thể giúp mở ống  ống eustachian cho nước thoát ra ngoài. Hoặc nhai kẹo cao su để giảm căng thẳng trong ống eustachian.

Chườm ấm

Dùng khăn mặt sạch ngâm vào nước ấm. Nằm nghiêng đầu, chườm khăn ấm khoảng 30 giây 1 lần, thực hiện lặp đi lặp lại 4 – 5 lần. Hơi ấm cũng có tác dụng giúp nước bên trong tai thoát ra ngoài.

Cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả nhất

Thực hiện động tác Valsalva

Động tác Valsalva sẽ giúp bạn mở ống eustachian, từ đó giúp nước trong tai dễ dàng thoát ra bên ngoài.

Thực hiện bằng cách: ngậm miệng lại, dùng ngón tay véo vào lỗ mũi, hít sâu. Nhẹ nhàng thở ra bằng mũi và khóe miệng. Cố gắng thổi hết không khí ra khỏi mũi của bạn để điều chỉnh áp suất không khí. Khi thực hiện động tác Valsalva đúng cách, bạn sẽ nghe được âm thanh lộp độp  trong tai. Khi đó đồng nghĩa với ông tai eustachian đã mở. Bạn chỉ cần nghiêng nhẹ đầu cho nước thoát ra ngoài.

Ở động tác này không được xì mũi quá mạnh, nó có thể làm đau, hỏng tai trong của bạn.

Dùng hơi nước

Hơi ấm từ nước có thể giúp bạn mở ống tai eustachian để nước thoát ra ngoài một cách dễ dàng.

Thực hiện như sau: đổ nước đã đun nóng vào một bát lớn. Đưa mặt lại gần bát nước, dùng khăn che kín giống như đang xông hơi. Hít thở đều trong đó khoảng 5 – 10 phút để mở ống tai eustachian. Sau đó nghiêng nhẹ đầu sang một bên, nước sẽ thoát ra khỏi tai. Hoặc tắm vòi hoa sen nước ấm cũng là cách đẩy nước ra khỏi tai bằng hơi ẩm rất hiệu quả.

Dùng hơi nước

Dùng Hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide hay còn gọi là oxy già. Nó có tác dụng khử trùng nhẹ. Do chất này có thể giải phóng oxy giúp tạo bọt nên hỗ trợ đẩy nước ra khỏi tai của bạn rất tốt.

Thực hiện bằng cách: nhỏ 4 – 5 giọt oxy già 3% vào tai bị nước vào. Giữ nguyên trong 1 – 2 phút. Sau đó nghiêng nhẹ đầu để nước thoát ra ngoài.

Lưu ý quan trọng khi xử lý nước vào tai khi đi bơi

Nếu như các biện pháp tự chữa nước vào tai tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ tư vấn. Không nên dùng tăm bông hoặc ngón tay hay bất kỳ vật thể nào ngoáy vào bên trong tai. Điều này có thể làm cho tai của bạn gặp vấn đề trầm trọng hơn do làm hỏng chất tiết sinh lý, lớp da mỏng lót trong ống tai của bạn. Các nguy cơ như:

  • Tăng lượng vi khuẩn xâm nhập vào tài giữa, ống tai
  • Đẩy nước vào sâu trong tai của bạn
  • Làm tổn thương ống tai eustachian
  • Làm thủng màng nhĩ của bạn

Lưu ý quan trọng khi xử lý nước vào tai khi đi bơi

Làm sao để nước không vào tai khi bơi?

Để nước không vào tai khi bơi, bạn nên chuẩn bị theo nút tai silicon hoặc mũ bơi, giúp cho tai luôn khô ráo. Sau khi ra khỏi hồ bơi, dùng khăn khô lau sạch nước

Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ tai để ngăn ngừa nước xâm nhập khi bơi lặn.

Làm sao để nước không vào tai khi bơi?

Tóm lại

Nước vào tai có sao không? Nước vào tai không thể thoát ra ngoài có thể gây viêm nhiễm, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến triệu chứng đau tai, viêm ống tai, viêm tai giữa… Bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa nước ra khỏi tai an toàn mà Minchico liệt kê ở trên. Nhưng nếu không thành công hoặc gặp trở ngại, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xử lý an toàn và nhanh chóng nhất.

Bài viết liên quan
Mãn nhãn với 50+ Mẫu bể bơi vô cực đẹp hút mắt, view chân trời

Mãn nhãn với 50+ Mẫu bể bơi vô cực đẹp hút mắt, view chân trời

08/05/2022
Bể bơi vô cực không chỉ để giải nhiệt, vui chơi, rèn luyện sức khỏe. Mà...
Tổng hợp những mẫu mái che bể bơi đẹp, chi phí tốt nhất 2022

Tổng hợp những mẫu mái che bể bơi đẹp, chi phí tốt nhất 2022

06/05/2022
Bể bơi ngoài trời mang đến không gian bơi lội thông thoáng và thoải mái cho...
Tất tần tật thông tin về thủ tục đăng ký kinh doanh hồ bơi 2022

Tất tần tật thông tin về thủ tục đăng ký kinh doanh hồ bơi 2022

05/05/2022
Bạn có dự định xây hồ bơi và đưa vào khai thác kinh doanh? Bạn muốn...
99+ Mẫu nhà cấp 4 có hồ bơi siêu tiện nghi, thẩm mỹ nhất 2022

99+ Mẫu nhà cấp 4 có hồ bơi siêu tiện nghi, thẩm mỹ nhất 2022

28/04/2022
Thiết kế nhà cấp 4 có hồ bơi với chi phí chỉ từ 1 – 1,5...